GIÁO SƯ YUVAL NOAH HARAI, ĐẠI HỌC THE HEBREW UNIVERSITY OF JERUSALEM TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI CNN
| Góc nhìn của thế giới |Hiện tại con người đang đối đầu với một tình trạng tồi tệ nhất, đó là mất đoàn kết. Không có gì nguy hiểm hơn việc các quốc gia không giúp đỡ nhau, không chia sẻ thông tin cần thiết và ‘đường ai nấy đi’.
Giáo sư Yuval Noah Harari, Đại học The Hebrew University of Jerusalem, tác giả của 2 quyển sách bán chạy nhất thế giới đó là quyển ‘Homo Deus: Lược sử tương lai’ và quyển ‘Sapiens: Lược sử loài người’ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết nối cả thế giới. Ông ấy đã đánh giá Hàn Quốc là một điển hình của ‘Tương lai do sự lựa chọn tích cực mang đến’. Giáo sư Harari cho rằng trước những cuộc khủng hoảng chưa từng gặp thì nhân loại được đặt trước 2 loại chọn lựa quan trọng đó là ‘Cô lập trong nước hay liên kết toàn thế giới?’, ‘Giám sát toàn thể hay hướng đến quyền của người dân?’. Trong buổi phỏng vấn với đài CNN, giáo sư Harari đã trả lời rằng ‘Kẻ thù lớn nhất mà con người có thể đang làm đó là mất đoàn kết, chia rẽ (disunity). Không có gì nguy hiểm bằng việc các quốc gia không giúp đỡ nhau, không công khai thông tin cần thiết, ‘đường ai nấy đi’. Vì thế nên để có thể chiến thắng được Corona 19 thì con người đừng nên chia rẽ mà phải hợp sức lại với nhau.
Christiane Amanpour (Người dẫn chương trình của CNN): Ông đã từng thấy cuộc khủng hoảng nào như cuộc khủng hoảng hiện nay trong một xã hội hiện đại, toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật phát triển không ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Tôi thấy rằng trong vòng 100 năm trở lại đây thì không có một loại truyền nhiễm nào mà lây lan khắp thế giới nhanh như hiện nay. Nghĩa là tất cả những người còn sống hiện nay chưa bao giờ được chứng kiến một đại dịch bệnh nào khủng khiếp nhất như thế. Vì không có trải nghiệm nên con người hoang mang, lo sợ là điều đương nhiên. Tuy nhiên nếu nhìn xa và rộng về lịch sử loài người một chút thì bệnh truyền nhiễm uy hiếp loài người đã diễn ra vài lần. Dù sao thì sự thật là con người hiện đại cũng đang sở hữu các loại vũ khí có thể chống chọi được với bệnh truyền nhiễm mới.
Christiane Amanpour: Sao thế ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Vì y học đã phát triển. Nếu nghĩ về bệnh dịch hạnh tràn lan khắp châu Á và châu Âu vào thế kỷ 14 thì lúc đó bệnh truyền nhiễm đáng sợ ấy đã làm thiệt mạng khoảng 30~50% toàn bộ nhân loại nhưng lúc đó con người còn không biết nguyên nhân tại sao có nhiều người mắc bệnh như thế và làm sao mà họ chết như thế. Vì không có kiến thức về khoa học. Đại dịch Corona 19 lần này thì chúng ta có thể kiểm tra được nó là vi rút gì, và chỉ mất có 2 tuần để tìm ra sơ đồ gen của nó. Vì vậy con người có thể biết được ai nhiễm bệnh và nhanh chóng xét nghiệm để sàng lọc điều trị. Dĩ nhiên chúng ta biết được sơ đồ gen của vi rút rồi nhưng không phải là có thể khắc phục được ngay. Tuy nhiên điều chắc chắn rằng nhân loại đang có công nghệ và kiến thức để có thể đối đầu với vi rút
Christiane Amanpour: Nếu vậy một người dân bình thường họ cần phải làm điều gì để có thể giảm bớt sự hoang mang, lo sợ phát sinh do vi rút Corona 19?
Giáo sư Yuval Harari: Kẻ thù lớn nhất mà con người có thể đang làm đó là mất đoàn kết, chia rẽ (disunity). Không có gì nguy hiểm bằng việc các quốc gia không giúp đỡ nhau, không công khai thông tin cần thiết, ‘đường ai nấy đi’. Việc thiếu lòng tin cũng là vấn đề nhưng không phải đơn giản là vấn đề thiếu lòng tin giữa các quốc gia mà tôi còn lo sợ tình trạng giữa con người với con người cũng không thể tin tưởng lẫn nhau, luôn phải cảnh giác với nhau sẽ liên tục tiếp diễn. Sự thật là trong thời gian vừa qua những tin tức giả mạo và thông tin sai sự thật đã bào mòn lòng tin của mọi người, đặc biệt là giữa các nước không hợp tác với nhau mà lại chia rẽ và đấu đá với nhau. Trong khi cả thế giới đang rơi vào tình trạng không thể ứng phó tốt nếu có một đại dịch xuất hiện thì ngay lúc đó Corona 19 bắt đầu lây lan. Chúng ta hãy nghĩ một chút về cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Dĩ nhiên lúc đó thị trường tiền tệ sụp đổ và khủng hoảng kinh tế xảy ra khác với đại dịch Corona 19 lần này nhưng đều có điểm giống nhau ở chỗ đó là một cuộc khủng hoảng làm cả nhân loại phải chịu đau đớn và phải nhanh chóng khắc phục. Nhưng năm 2008 thì có những nhà lãnh đạo đã giang tay ra chịu trách nhiệm và đẩy lùi khủng hoảng. Những nhà lãnh đạo ấy đã được cả thế giới tín nhiệm. Nhờ vào sự hợp sức của những nhà lãnh đạo ấy mà chúng ta đã có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên đặc biệt trong 4 năm qua thì chúng ta thấy rằng hệ thống và niềm tin toàn cầu liên tục trên đà đi xuống. Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008 và dịch bệnh Ebola hoành hành vào năm 2014 thì nước Mỹ giữ vai trò là những nhà lãnh đạo có trách nhiệm thì bây giờ đã trở thành một quốc gia hoàn toàn khác. Chính quyền Trump được đắc cử vào năm 2016, ngay từ những ngày đầu lên nắm chính quyền đã không có ý định sẽ trở thành nhà lãnh đạo toàn thế giới. Họ không quan tâm đến việc trở thành bạn bè với nhiều nước trên thế giới mà chỉ cần nước Mỹ có lợi là được. Qua sự việc lần này dù Mỹ có tuyên bố sẽ trở lại vị trí lãnh đạo thì cũng sẽ không có nhiều nước nghe theo Mỹ. Vì không có nhà lãnh đạo thành công nào hô to rằng ‘Chỉ có tôi mới đáng quý, tôi là số 1’.Trong tình trạng không có lãnh đạo có trách nhiệm, hợp tác quốc tế cũng không được tốt thì chúng ta không được quên rằng chỉ cần ở một nơi nào đó trên quả địa cầu này có dịch bệnh hoành hành thì trong chỉ trong thời gian ngắn thôi, nó sẽ lây lan và uy hiếm cả nhân loại. Đặc biệt là nếu không khống chế được vi rút thì vi rút sẽ tiếp tục đột biến và từ đó sẽ sinh ra những vấn đề lớn hơn. Sự thật là năm 2014, dịch Ebola cũng là do vi rút Ebola xuất hiện trên một bệnh nhân ở Tây Phi và sau đó đột biến trở thành bệnh truyền nhiễm gấp 4 lần và cuối cùng trở thành một đại dịch bệnh đáng sợ. Không chừng bây giờ ở đâu đó trên thế giới này vi rút Corona 19 đang đột biến và trở thành vi rút nguy hại hơn cho con người. Vì vậy nên con người cần hợp sức lại với nhau để chiến đấu với vi rút.
Christiane Amanpour: Tôi cũng hiểu là phải hợp sức lại nhưng gần đây có nhiều quốc gia theo chủ nghĩa dân túy (populism) hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì cho rằng ‘Tất cả những vấn đề hiện nay đều do sự toàn cầu hóa, vì thế giải pháp là bây giờ hãy cùng đóng cửa biên giới và chỉ có người dân trong nước, hay người có tiếng nói chung hợp sức lại với nhau thôi.’ Vậy chúng ta phải nhìn nhận điều này như thế nào ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Sự cô lập tuyệt đối không thể trở thành một giải pháp để ngăn chặn và khắc phục dịch bệnh truyền nhiễm được. Giải pháp duy nhất có thể khắc phục được bệnh truyền nhiễm là phải nhanh chóng chia sẻ thông tin rộng rãi trong thời gian nhanh nhất. Hiện tại bệnh truyền nhiễm đang lây lan thì có thể nào đóng cửa biên giới mà ngăn chặn được vi rút không ạ? Không thể nào đâu ạ. Nếu muốn cô lập như vậy thì không phải chỉ quay về thời trung cổ mà phải quay về tận thời kỳ đồ đá. Đó không phải là điều mà con người hiện tại có thể lựa chọn được đâu ạ. Đường ranh giới chắc chắn nhất bây giờ không phải là đường biên giới giữa nước này với nước kia đâu ạ. Điều quan trọng nhất bây giờ cần làm là chúng ta phải xây dựng hàng rào vững chắc để vi rút không thể xâm nhập vào thế giới của con người. Thực ra con người đang đang sống cùng với rất nhiều loài vi rút xung quanh. Trên những con động vật sống chung với con người trên thế giới cũng có đa dạng nhiều vi rút, và mỗi khu vực lại có những con vi rút khác nhau. Tuy nhiên với những con vi rút chưa từng tồn tại trong thế giới loài người mà vào được thế giới loài người thì thế giới loài người sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì thế nên chúng ta đừng xây thành, đắp lũy để vạch ra ranh giới cho nhau. Những con vi rút chỉ ở trên loài dơi qua một đường nào đó đã xâm nhập vào thế giới loài người và tồn tại trên đó, quen với cách hành động của con người thì đến lúc đó việc đánh đuổi con vi rút sẽ trở nên khó khăn hơn. Lối suy nghĩ cho rằng chỉ cần đóng của biên giới là có thể ngăn ngừa được bệnh truyền nhiễm phát sinh ở đâu đó trên quả địa cầu này chỉ là điều hoang tưởng. Tuyệt đối không thể như thế được. Thay vì đóng cửa biên giới thì hãy cùng nhau ngăn chặn để vi rút không thể vào thế giới loài người.
Christiane Amanpour: Nếu muốn thế thì phải làm thế nào ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Phải xây dựng hệ thống y tế cùng ứng phó với bệnh truyền nhiễm trên khắp toàn cầu. Nghĩa là dù dịch bệnh phát sinh ở Tây Phi, Iran, Trung Quốc hay ở bất cứ nơi nào, bất cứ quốc gia nào thì đừng xem đó là vấn đề của riêng quốc gia đó, khu vực đó mà phải cùng nhau hợp sức để chiến đấu với con vi rút vì nó đã xâm nhập vào thế giới của loài người. Phải đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới và phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Vì thế nếu có quốc gia nào đang chiến đấu với bệnh truyền nhiễm thì các nước khác sẽ gửi thiết bị y tế, nhân lực đến để hỗ trợ, và điều quan trọng nhất là phải công bố thông tin chính xác. Sự hỗ trợ về kinh tế phải được tiến hành ngay. Chúng ta hãy giả định là bệnh truyền nhiễm đã phát sinh đầu tiên ở một khu vực nào đó. Lúc này chính phủ của nước đó lo ngại rằng nếu phong tỏa khu vực đó vì có vi rút và ngưng lại hết tất cả các hoạt động về kinh tế thì sẽ dẫn đến một sự thiệt hại lớn nên họ có thể ra quyết định chờ đến khi nào có kết luận rõ ràng rằng con vi rút ấy nghiêm trọng như thế nào rồi mới hành động. Không ít trường hợp như vậy nên trong lúc chờ đợi như vậy chúng ta đã bỏ qua ‘gold time’ cần thiết cho việc ngăn chặn vi rút lây lan. Vì thế nên dù có chút thiệt hại về kinh tế nhưng các nước khác, khu vực khác và cộng đồng khác phải tích cực giúp đỡ và cho nhau một niềm tin rằng các nước sẽ cùng nhau gánh vác những thiệt hại về kinh tế. Và dùng hết tất cả mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của vi rút mà không chút trì hoãn. Dù là bệnh dịch phát sinh ở nước khác nhưng nếu chúng ta không giúp đỡ nhau khi cần thì dịch bệnh đó lây lan khắp nơi và cuối cùng chính bản thân đất nước của chúng ta cũng bị thiệt hại. Vì vậy không được làm ngơ với nhau ngay từ lúc mới phát sinh dịch bệnh.
Christiane Amanpour: Dù sao thì bây giờ dịch bệnh cũng đã lây lan khắp nơi rồi. Bây giờ để giảm thiệt hại do vi rút lây lan thì cũng đã muộn rồi nhưng chính phủ các nước lại bắt đầu hoang mang và đưa ra nhiều giải pháp như đóng cửa biên giới, cấm đi du lịch v.v.. Giáo sư thấy thế nào ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Đặc biệt là các nước trong Liên minh châu Âu họ tự đưa ra và thi hành các giải pháp riêng lẻ đúng không ạ. Đây là bằng chứng cho thấy cơ chế mang tên Liên minh châu Âu đang không được hoạt động tốt. Ngược lại tôi thấy Corona 19 chỉ là một cơ hội để Liên minh châu Âu có thể hợp tác với nhau để chứng minh rằng đây là một khối liên minh xứng tầm với những giá trị đưa ra khi mới thành lập Liên minh. Bây giờ nếu các nước thành viên trong Liên minh châu Âu đứng ra giúp đỡ Ý đang trong tình trạng nghiêm trọng thì người dân Ý và toàn bộ người dân Liên minh châu Âu sẽ có thể chứng minh sự hữu dụng của khối này. Nhưng nếu không làm thế thì Corona 19 sẽ tồn tại trong lịch sử là một bệnh truyền nhiễm đã lấy đi bao nhiêu mạng người dân châu Âu và làm sụp đổ khối Liên minh châu Âu.
Christiane Amanpour: Tôi xin được hỏi về sức ảnh hưởng mang tính xã hội. Trong bối cảnh thiếu thông tin chính xác, công tác xét nghiệm sàng lọc không được tiến hành triệt để, và hơn hết là không có một nơi nào chuyển tải thông tin đáng tin cậy nên dường như mọi người cứ chọn hướng tự cô lập. Giáo sư xem vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Yuval Harari: Vấn đề cấp bách trước mắt là lòng tin của mọi người đang sụp đổ. Càng ngày càng có nhiều người không tin vào chính phủ, không tin vào thông tin do báo chí đưa tin. Giải pháp cách ly là giải pháp hiệu quả để khống chế vi rút, nhưng nếu muốn được như thế thì tất cả các thành viên trong xã hội phải hợp sức với nhau và đồng lòng cùng nhau. Tuy nhiên trong tình trạng mà lòng tin bị đánh mất như thế tôi không biết là mọi người có thể hành động hiệu quả hay không. Và một vấn đề khác đó là hệ thống giám sát sẽ được đẩy mạnh. Nếu theo lẽ thường, khi gặp một đại nạn lớn như Corona 19 thì chính sách như thế có thể được chấp nhận và trở nên chính đáng. Tuy nhiên sau khi khắc phục xong đại dịch Corona 19 rồi mà hệ thống giám sát để nắm bắt và tìm ra những tín hiệu về cơ thể học tiếp tục còn tồn tại thì điều đó có thể trói buộc chúng ta. Hệ thống giám sát như thế này nhìn bề ngoài thì có vẻ như là để ngăn ngừa sự hoành hành của bệnh truyền nhiễm không biết sẽ xảy ra bất cứ khi nào nhưng thực tế là nó có thể bị lạm dụng vào việc chuẩn bị nên một nền tảng cần thiết để duy trì và cho ra đời một chính quyền theo chủ nghĩa toàn trị.
Hiện tại chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của hệ thống giám sát hùng mạnh xóa bỏ tất cả những lĩnh vực cá nhân. Trong hoàn cảnh đại dịch bùng phát thì ý kiến cho rằng phải giữ quyền riêng tư sẽ không thắng nổi ý kiến cho rằng việc giữ cho y tế cộng đồng được ổn định và bảo vệ tính mạng của tất cả mọi người quan trọng nhất nên vấn đề về quyền riêng tư nên để lại sau. Kết quả người ta sẽ sống trong một môi trường mà quyền riêng tư không được bảo vệ thay vì phải bảo vệ sức khỏe.
Giáo sư Yuval Harari: Dĩ nhiên công nghệ mà con người nghiên cứu ra đạt mức rất vượt trội. Từ đó con người có thể dùng công nghệ đó để theo dõi và điều trị sớm những bệnh truyền nhiễm mới phát, truy tìm được lộ trình di chuyển của người nhiễm bệnh và khống chế hiệu quả để bảo vệ loài người. Tuy nhiên công nghệ đó có thể sử dụng vào việc theo dõi và quan sát những việc khác bất cứ khi nào. Nghĩa là công nghệ đó được dùng vào việc tìm hiểu xem con người nghĩ gì, cảm thấy thế nào.
Dịch bệnh lây lan nhanh mà chưa có tiền lệ như lần này trong một ý nghĩa nào đó giúp cho việc xây dựng hệ thống giám sát như thế này được thuận lợi và dọn đường dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa toàn trị.
Christiane Amanpour: Giáo sư đã nói rất nhiều lý luận và triển vọng to lớn. Nhưng thực tế là con người không thích việc tự cô lập đúng không ạ? Ở Ý báo chí đưa tin hàng chục ngàn người vẫn tụ tập gặp bạn bè uống cà phê và vi phạm những quy định của chính phủ nên phải cưỡng chế cho họ về nhà. Khi bị ở nhà thì có người cô đơn, trầm cảm và còn có người thố lộ rằng họ bị hội chứng bị giam giữ (shut-in syndrome). Đây thực tế không phải là vấn đề mà toàn thể xã hội phải lo nghĩ sao ạ?
Giáo sư Yuval Harari: Lý do mà con người lo sợ bệnh truyền nhiễm chính là vì điểm này đấy ạ. Con người như chúng ta là động vật mang tính xã hội. Vi khuẩn, vi rút gây bệnh truyền nhiễm lây lan do chuyển từ người này sang người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội của con người. Ở một góc độ nào đó chúng ta thấy rằng con vi rút nó lợi dụng những hành vi mà con người thường làm nhất để tấn công con người. Đối với động vật mang tính xã hội như con người thì có một đặc tính thích gặp gỡ và hòa hợp với nhau. Và con người có bản năng muốn giúp đỡ nhau khi có ai đó khó khăn. Thường thì nếu gia đình hay bạn bè, hoặc là người xung quanh đau bệnh thì trong khả năng cho phép, hoặc là chúng ta xoay sở để trực tiếp đến giúp đỡ. Về mặt tình cảm thì chúng ta muốn thể hiện rằng ‘Tôi ủng hộ bạn’ và chúng ta nắm tay người khác, chúng ta ôm người khác vào lòng, thậm chí chúng ta còn xoa vào má nữa. Cô thử nghĩ xem nào. Những lúc đó là lúc vi rút sẽ lây lan phải không?
Nói cách khác là chúng ta có 2 cách để ứng phó trong tình hình này.
Thứ nhất là cung cấp thông tin cần cần thiết cho mọi người. Nếu mọi người tin vào chủ thể cung cấp thông tin và tin vào thông tin đó thì mọi người sẽ tự nỗ lực để hạn chế những việc mà con người thường làm, ít nhất là cho đến khi dịch bệnh được dịu xuống. Con người sẽ tránh tiếp xúc về mặt vật lý và ngăn chặn khả năng lây lan vi rút cho người mà mình yêu thương.
Thứ hai là phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa toàn trị. Đây là một phương pháp mới có thể thực hiện được nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật chứ trong thời đại trung cổ thì dù muốn làm cũng không làm được. Phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa toàn thể là sử dụng công nghệ để xây dựng ra một hệ thống giám sát mạnh mẽ nhất có thể và thông qua đó sẽ trực tiếp đối phó với bệnh truyền nhiễm với 1 giá trị to lớn đó là bảo vệ mạnh mẽ y tế cộng đồng hơn là quyền riêng tư của con người. Hiện nay thì chúng ta không cần cho nhiệt kế vào miệng hay vào tai mà chúng ta có thể đo nhiệt độ của người đứng ở xa. Nếu sàng lọc ra được người có nhiệt độ cao hơn những người khác thì ta sẽ biết người đó đã làm gì, gặp ai, ở đâu trong ngày hôm đó. Vậy thì rất dễ dàng để thu thập được thông tin, người nào vi phạm hướng dẫn của chính phủ đi bắt tay, ôm hay hôn lên má người khác làm cho vi rút lây lan đều có chứng cứ để xử phạt.
Nếu mọi người không tin vào thông tin và không làm theo lời của chủ thể cung cấp thông tin thì rốt cuộc chỉ bằng cách là cưỡng ép người ta làm theo thông tin và hướng dẫn đó. Hệ thống giám sát mạnh mẽ này chỉ có chính quyền theo chủ nghĩa toàn trị mới có thể làm được. Vấn đề này là một vấn đề nội hàm một sự nguy hiểm rất lớn. Và tôi chỉ mong nhân loại sẽ không đi theo hướng này.